Làm thế nào để giúp trẻ học tốt tiếng Anh tại nhà

Hiện nay, việc đầu tư ngoại ngữ cho các con ngày càng được nhiều bậc cha mẹ chú trọng. Ngoài những giờ học tại các trung tâm tiếng Anh dành cho trẻ, phụ huynh cũng cần hỗ trợ các bé tại nhà. Vậy ba mẹ nên làm gì để giúp thúc đẩy việc học của trẻ và tạo ra một môi trường ngoại ngữ tại nhà cho các con? Hãy tìm câu trả lời và khám phá thêm những điều thú vị về trẻ nhỏ qua những thông tin dưới đây.

Trẻ nên học ngoại ngữ khi nào?

Hầu hết các chuyên gia tin rằng: nếu một đứa trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai từ lúc còn nhỏ, cơ hội thành thạo ngoại ngữ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, phụ huynh không nhất thiết phải bắt trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Có ý kiến ​​cho rằng thời gian hiệu quả nhất để học một ngoại ngữ như tiếng Anh là từ 6 đến 13 tuổi. Nhưng những đứa trẻ ở độ tuổi tầm 13 đến 14 tuổi (hoặc trước đó 1, 2 năm) thường bắt kịp rất nhanh với những đứa trẻ được học tiếng Anh từ khi còn rất nhỏ. 

Mặc dù việc học ngoại ngữ ngày nay thường được các bậc cha mẹ đầu tư cho con ngay từ khi còn bé, nhưng điều này không có nghĩa là trẻ không thể học ngoại ngữ trong cuộc sống sau này. Vì sự trải nghiệm cộng với môi trường ở các trung tâm ngoại ngữ cũng như cách dạy và thực hành đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu ngôn ngữ, bất kể là trẻ nhỏ hay người già.

Dù ở độ tuổi nào, khi trẻ học ngôn ngữ thứ hai, chúng sẽ phát triển nhiều kỹ năng, đặc biệt là tự tạo ra cơ hội trong tương lai. Hơn thế nữa, những đứa trẻ này còn có khả năng giao tiếp thông thạo với người khác trong những hoàn cảnh khác nhau. Thật vậy, bất kể ở mức độ sử dụng ngôn ngữ nào, việc học ngoại ngữ cũng như học về các nền văn hóa khác nhau sẽ giúp mở rộng lăng kính của một đứa trẻ, đồng thời cũng mở ra các cơ hội học tập và nghề nghiệp sau này.

Những điều ngăn cản việc học của trẻ nhỏ:

  • Cảm giác không thoải mái, bị chi phối và căng thẳng.
  • Cảm giác bối rối bởi các quy tắc ngữ pháp trừu tượng và cách áp dụng khó hiểu.
  • Các hoạt động đòi hỏi tập trung cao độ trong một thời gian dài.
  • Sự buồn chán.
  • Bị sửa lỗi quá nhiều.

Sau khi đọc những điều trên, không ít người sẽ bất ngờ vì những điều này gợi nhớ đến các phương pháp học tập truyền thống. Các nghiên cứu thực sự đã chỉ ra rằng việc giảng dạy trong các lớp học truyền thống mang tác dụng cản trở hơn là giúp đỡ trẻ em học tốt hơn. Bạn không thể ép một đứa trẻ học, bạn chỉ có thể cung cấp một môi trường thuận lợi, những tài liệu hữu ích cùng các cơ hội tiếp nhận và thực hành đã được lên kế hoạch kỹ càng.

Các cách học ngoại ngữ của trẻ

Trẻ sẽ học ngôn ngữ bằng cách:

  • Tạo ra nhiều cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai.
  • Tạo ra những liên kết giữa các từ, ngôn ngữ hoặc mẫu câu hoặc đặt mọi thứ vào các ngữ cảnh rõ ràng, có liên quan.
  • Sử dụng kết hợp hoàn toàn các giác quan; bằng cách quan sát và bắt chước, làm việc, ngắm nhìn và lắng nghe.
  • Bằng cách khám phá, thử nghiệm, phạm sai lầm và kiểm tra sự hiểu biết.
  • Bằng sự lặp lại và cảm giác tự tin khi chúng tạo lập thói quen.
  • Bằng việc được động viên, đặc biệt là khi có bạn bè cùng lứa tham gia nói/học ngôn ngữ.

Làm thế nào để phụ huynh giúp trẻ phát triển ngoại ngữ?

Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thứ 2 tại nhà, trước hết ba mẹ phải hiểu được phong cách học tập của con mình như thế nào vì mỗi đứa trẻ sẽ có một cách học riêng. Đó là một sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố tính cách khác nhau, một số yếu tố sẽ được giải thích dưới đây. Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả kiểu học viên đều có thể trở thành người học ngoại ngữ thành công. Hãy cố gắng đánh giá các phương pháp mà trẻ đang sử dụng, và giới thiệu các phương pháp khác cho con nếu những phương pháp hiện tại vẫn không hiệu quả.

Hãy tận dụng những gì bạn biết về trẻ và thử xem phong cách học tập nào dưới đây sẽ phù hợp nhất:

  1. Học tập thông qua các giác quan 

Một số trẻ thích sử dụng hình ảnh và đọc thầm (người học trực quan), một số khác thích nghe giải thích và đọc to (người học thính giác), những trẻ khác cần các hoạt động thể chất để tiếp thu (người học động học).

  1. Học tập thông qua tương tác

Một số trẻ hướng ngoại và hòa đồng nên tiếp thu ngoại ngữ một cách nhanh chóng vì chúng muốn có thể giao tiếp nhanh (người học dựa trên kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ). Những đứa trẻ này thường không lo lắng về lỗi sai và rất vui khi được sáng tạo với nguồn tài nguyên hạn chế mà chúng có được.

Những đứa trẻ khác học theo cách tự thân và yên tĩnh hơn (người học nội tâm). Chúng học bằng cách lắng nghe và quan sát những gì đang xảy ra hay được nói xung quanh chúng. Trẻ học theo cách này thường thận trọng và ít khi mắc lỗi.

  1. Học tập bằng cách phân tích

Một số trẻ cần mọi thứ được giải thích rõ ràng, chi tiết để chúng có thể hiểu mọi thứ hoạt động như thế nào (người học suy luận). Những đứa trẻ này thích các quy tắc và mô hình để dễ áp dụng cho thế giới xung quanh. Chúng cần được giải thích rõ ràng và thường hỏi “Tại sao?”.

Những trẻ khác thích tìm ra các quy tắc của những gì đang học dựa trên kinh nghiệm bản thân (người học quy nạp). Những trẻ này thích đặt câu hỏi và muốn có câu trả lời được xác nhận hoặc sửa chữa. Chúng thường kể ba mẹ nghe những gì chúng hiểu như thể nó là một chân lí và sau đó yêu cầu người lớn đồng.

Dù trẻ học bằng cách nào, thì một điều chắc chắn là trẻ rất thích có ba mẹ tham gia và cùng hiểu nội dung mà chúng đang học. Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên quan tâm đến những gì xảy ra trong các bài học của con cũng như sẵn sàng cùng con ngồi lại để ôn tập. Tuy nhiên phải luôn giữ cho không khí thoải mái, để giúp trẻ tiếp thu bài học tốt hơn. Nếu phụ huynh không biết hoặc không giỏi về ngoại ngữ mà con đang học vẫn có rất nhiều cách hỗ trợ cho các em, ví dụ như:

  • Nói chuyện với giáo viên để hiểu thêm về cách dạy tiếng Anh ở trường.
  • Làm quen với các tài liệu được sử dụng ở trường hay ở trung tâm tiếng Anh.
  • Hỏi thăm về tiến độ học tập của con thường xuyên và đảm bảo bạn tham dự đầy đủ các ngày họp phụ huynh của trẻ.
  • Kiểm tra bài tập về nhà mỗi ngày và thiết lập thói quen cũng như thời gian biểu cho con làm bài tập.
  • Hãy tự học thêm về ngôn ngữ này.
  • Thu hút con trẻ vào các cuộc trò chuyện về những gì chúng học được ở trường và học song song với chúng.
  • Học tiếng Anh với con.
  • Nhờ chúng dạy cho bạn một vài ngôn ngữ mới.
  • Tạo môi trường học tập vui vẻ, loại bỏ căng thẳng bằng một số trò chơi ngôn ngữ:

– Bingo: Sử dụng số, chữ cái hoặc tổ hợp từ vựng về các chủ đề như: đồ nội thất, trái cây, thể thao, công việc, màu sắc, hành động.

– Ghi nhớ: Đặt mười đồ vật sử dụng hàng ngày trên một khay. Gọi tên chúng bằng tiếng Anh rồi che chúng lại. Nhờ con gọi tên lại những đồ vật đó một lần nữa. Có thể sử dụng hình ảnh từ các tạp chí hoặc báo giấy có sẵn để góp phần sinh động cho trò chơi nếu phụ huynh không tiện để chuẩn bị những vật dụng.

– Trò chơi về bảng chữ cái: Hãy đọc một chữ cái và nhờ con tìm giúp một con vật, một loại thức ăn, một đồ vật… được bắt đầu với chữ cái đó hoặc yêu cầu con viết năm từ bắt đầu bằng một chữ cái nào đó.

– I-Spy: Hãy nói rằng bạn đang nghĩ về một cái gì đó bắt đầu bằng một chữ cái. Con bạn phải đoán nó là gì. Ví dụ:

Phụ huynh: “I spy with my little eye, something beginning with W.” (Bố/Mẹ đang nhìn thấy một cái gì đó bắt đầu bằng W.)

Trẻ: “Is it water?” (Có phải Water không ạ?”)

Phụ huynh: “No” (Không phải)

Trẻ: “Is it the Window? (Có phải là Window không ạ?)

Phụ huynh: “Yes” (Đúng rồi!)

– Hai mươi câu hỏi: Hãy nghĩ về một vật thể hoặc một loài động vật nào đó, v.v… Con bạn phải đặt câu hỏi để tìm xem nó là gì. Ví dụ: 

“Is it big?” (Nó có lớn không?)

“Is it very small?” (Nó rất nhỏ phải không?) 

“Is it green?” (Nó có màu xanh không?)

“Is it grey?” (Nó có màu xám không?)

“Is it a mouse?” (Nó có phải là một con chuột không?)

– Trò chơi định nghĩa: Cung cấp cho con một khái niệm và để trẻ đoán những gì ba mẹ đang định nghĩa. Ví dụ:

Phụ huynh: “It is very big and it has a long nose.” (Nó rất to và nó có cái mũi dài) 

Trẻ: “Is it an elephant?” (Có phải là một con voi không ạ?”)

Phụ huynh: “Yes” (đúng rồi!)

– Truy tìm kho báu: Yêu cầu trẻ tìm thứ gì đó bằng cách lần theo những manh mối ba mẹ đã viết bằng tiếng Anh.

Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích giúp các bậc phụ huynh có thể đồng hành trong học tập cùng trẻ nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No more posts to show